4P Marketing là gì? Tìm hiểu chiến lược 4P trong Marketing 

4P trong marketing hay marketing mix luôn là chiến lược marketing kinh điển khá quen thuộc với marketer và giới kinh doanh. Đây được xem là công cụ phổ biến mà các doanh nghiệp thường sử dụng vào chiến lược kinh doanh của mình. Vậy 4P Marketing là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chiến lược này nhé!

4P Marketing là gì?

4P trong marketing hay còn được gọi là marketing hỗn hợp hoặc marketing mix, một thuật ngữ được tạo ra bởi Neil Borden vào năm 1953. Đây là mô hình marketing với 4 yếu tố chủ yếu gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Mô hình 4P trong marketing được các doanh nghiệp sử dụng để làm công cụ tiếp thị giúp tăng doanh thu và thị phần của mình trên thị trường tiềm năng. 

4p marketing

4 chữ P ảnh hưởng lớn nhất gồm: 

  • Product (sản phẩm). Doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm gì? 
  • Price (giá cả). Mức giá của sản phẩm sẽ là bao nhiêu? 
  • Place (địa điểm). Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm của bạn ở đâu 
  • Promotion (quảng bá). Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm thông qua kênh quảng cáo nào?

Tìm hiểu chiến lược 4P trong marketing 

Mô hình Marketing 4P được các marketer sử dụng như một công cụ để thực hiện chiến lượng marketing. Về cơ bản chúng thường được triển khai xung quanh 4 yếu tố. Để hiểu rõ hơn về mô hình 4P chúng ta cùng nhau đi sâu hơn để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng chính sách đối với hoạt động marketing trong doanh nghiệp 

Bạn có thể tìm hiểu thêm mô hình 5W1H để có nhiều cách nhìn mới hơn về marketing.

Product (sản phẩm)

Sản phẩm của một doanh nghiệp thường được xem là trái tim của marketing mix. Tất cả các hoạt động marketing đều hướng tới việc đưa các sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Khi thiết lập chiến lược sản phẩm bạn cần đưa ra những quyết định liên quan đến các vấn đề sau: 

Chiến lược nhãn hiệu

Cách gọi tên cho từng sản phẩm trong chuỗi các dòng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận, khả năng ghi nhớ và động lực mua hàng của người tiêu dùng. Tùy vào từng định hướng mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách đặt tên khác nhau: 

  • Đặt tên riêng biệt: Mỗi sản phẩm sẽ có những tên gọi khác nhau, điều này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế về mặt rủi ro giữ thương hiệu và các sản phẩm. Tuy nhiên, điều này lại đòi hỏi doanh nghiệp cần phải bỏ nhiều công sức và tiền bạc hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Điển hình như tập đoàn Tân Hiệp Phát lựa chọn các tên riêng biệt cho từng loại sản phẩm: Trà xanh không độ, nước tăng lực number 1,…
  • Tất cả các sản phẩm đều có chung một cái tên: Đây là phương án tối ưu giúp tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo sản phẩm. Nếu trước đây khách hàng tin tưởng thương hiệu sẽ giúp sản phẩm sẽ được nhiều người yêu thích. Nhưng cũng sẽ rất rủi ro nếu như một sản phẩm làm mất uy tín của thương hiệu sẽ kéo theo toàn bộ các sản phẩm khác bị “tẩy chay”. Ví dụ: Thương hiệu Lock&lock (dụng cụ nhà bếp, thiết bị nhà bếp, thiết bị gia dụng,…)
  • Kết hợp giữa thương hiệu với từng tên riêng của sản phẩm: Kiểu lựa chọn tên này vừa tận dụng được uy tín của doanh nghiệp đồng thời tạo điểm nhấn riêng cho từng sản phẩm. Nếu có sự cố sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng tác động ít đến thương hiệu. Ví dụ như: Tập đoàn Vingroup sở hữu các sản phẩm như: Vinmec, Vinfast, Vinhome,…

Chiến lược chủng loại

Trong kinh doanh, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất và phân phối một loại sản phẩm duy nhất mà thường có nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị một chiến lược chủng loại chi tiết gồm: Chiến lượng thiết lập chủng loại, chiến lược hạn chế chủng loại, chiến lược cải biến chủng loại. 

Chiến lược thích ứng từng sản phẩm 

Trong quá trình tồn tại các sản phẩm, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng từng sản phẩm và điều chỉnh giá bán phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hay ý định của người dùng. Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm bạn cần cải tiến công nghệ, tay nghề, nguyên vật liệu. Để điều chỉnh giá bán doanh nghiệp cần tiến hành phân tích và loại bỏ đi những khoản chi phí không đáng bỏ, vô ích.

4p mar

Price (giá cả)

Giá cả là chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua được dịch vụ hoặc hàng hóa của nhà cung cấp. Được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, thị trường cạnh tranh, giá trị mà khách hàng cảm nhận đối với sản phẩm. 

Giá cả là yếu tố để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp do đó những người kinh doanh thường tìm mọi cách để nâng giá lên cao để thể hiện được giá trị mà sản phẩm mang đến cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc đưa ra một mức giá cần phải xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu đặt giá quá thấp nhà cung cấp phải tăng số lượng bán ra trên thị trường nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu mức giá đưa ra cao khách hàng tiềm năng sẽ bị thu hẹp. Trong marketing 4P, giá cả được tạo thành bởi những phương pháp sau: 

  • Định giá dựa vào chi phí: Doanh nghiệp tập trung hướng vào mục tiêu chi phí và lợi nhuận (ROI). Phương pháp này khá đơn giản nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cân bằng đường vấn đề này. 
  • Định giá theo thị trường: Thường định giá theo 3 phương pháp định giá xâm nhập thị trường, định giá nhằm chắt lọc thị trường, định giá theo thời giá. 
  • Định giá dựa trên người tiêu dùng: Khi người tiêu dùng bỏ ra một khoản chi phí luôn mong muốn nhận lại một sản phẩm có giá trị tương đương. Nếu như họ cảm nhận giá cả cao hơn giá trị của sản phẩm thì thường sẽ quyết định không mua. Do đó, người bán cần đưa ra những mức giá hợp lý tránh để doanh số của doanh nghiệp bị sụt giảm.
  • Định giá dựa trên tâm lý: Giá cả thể hiện cho một phần chất lượng của sản phẩm. Giá cao nhưng chất lượng tốt sẽ khiến tạo cảm giác an tâm cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm đó. 
  • Định giá theo thời vụ: Ứng với mỗi thời điểm mức giá cả của từng loại sản phẩm sẽ có thể thay đổi khác nhau. Vào mùa có nhu cầu thấp cần hạ giá để kích cầu tiêu dùng. 

Place (địa điểm)

Người bán cần chủ động để hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp được đặt đúng chỗ trên thị trường mục tiêu. Có 2 lựa chọn đó là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc thông qua một đối tượng trung gian để đưa sản phẩm ra thị trường. Khi xem xét thị trường cần lưu ý đến một số yếu tố sau: Địa điểm, kênh phân phối, thị phần, mức độ phục vụ khách hàng. 

Các kênh phân phối trung gian đa dạng khác nhau có thể kể đến như: 

  • Nhà bán bán lẻ
  • Nhà bán buôn
  • Các đại lý 
  • Người môi giới 

Promotion (quảng bá)

Tiếp thị quảng cáo là chữ P cuối cùng được đề cập đến của 4P trong marketing. Đây là cách thông báo cho những khách hàng mục tiêu biết đến sự xuất hiện sản phẩm mới của doanh nghiệp. Các công cụ khác nhau của marketing để thực hiện điều này gồm: chương trình khuyến mãi, marketing online, marketing offline,… 

So với những chữ P khác, tiếp thị là chữ P quan trọng mà các nhà quản trị cần tập trung để đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Hệ thống marketing hiện đại là tập hợp của nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, nhưng quan trọng nhất bạn cần chú ý đó là: bán đúng sản phẩm ở trong đúng thị trường mục tiêu, định giá đúng theo chất lượng sản phẩm và nhu cầu của khách hàng. Có như vậy việc kinh doanh mới tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp của bạn. 

Qua bài viết này chúng tôi đã chia sẻ cho bạn các thông tin về 4P marketing là gì và tìm hiểu chi tiết các vấn đề của 4P. Hy vọng, với những kiến thức này bạn có thể vận dụng 4P vào việc kinh doanh của doanh nghiệp bạn giúp mang đến những thành công vang dội trong tương lai. 

Tác giả:
Trần Nhật Phương
Trần Nhật Phương
Có đam mê về SEO. Kinh nghiệm làm SEO từ 2012, hiện mình đang là Founder của Epic SEO. Hãy kết nối với Nhật Phương qua Facebook, Twitter hoặc Linkedin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments