Onpage SEO: Bí mật các yếu tố xếp hạng

Onpage SEO hiện nay là một trong những bước làm trong quy trình SEO quan trọng nhất. Không chỉ vậy đối với người dùng thì Onpage là thứ duy nhất kết nối bạn với người dùng. Đối với Google hay các công cụ tìm kiếm khác thì cũng mong muốn đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vậy tại sao Onpage SEO là gì? So với những năm 2016 trở về trước thì onpage SEO đã có sự thay đổi như thế nào? – Cùng EpicSEO đi tìm bí mật của việc tối ưu trên trang ở bài này nhé.

Onpage SEO là gì?

Onpage SEO là tổng hợp các bước làm để tối ưu hoá trên chính trang web của bạn, nhằm mục đích để có xếp hạng cao hơn trên thứ hạng tìm kiếm và kiếm được nhiều lượng người dùng từ các công cụ tìm kiếm. On-page SEO bao gồm tối ưu từ mã nguồn HTML, cấu trúc website cho đến nội dung của website. Onpage là trái ngược với Offpage (đề cập đến tối ưu các liên kết và tín hiệu ở bên ngoài).

onpage seo la gi
Infographic về cách tối ưu onpage trong SEO

Khi bạn nhìn inforgraphic trên là bao gồm những thứ trong onpage mà bạn cần phải quan tâm. Nói đến tối ưu trên trang tức là bạn phải tối ưu những thứ sau đây:

  • Cung cấp nội dung giá trị cho người dùng
  • Biết cách chèn và xây dựng schema
  • Các thẻ meta… cho website
  • Trang web phải cho các bọ tìm kiếm đọc được và dễ dàng đọc được,
  • Trang web phải sử dụng được ở đa dạng các thiết bị
  • Website tối ưu UI UX tốt cho người dùng
  • Biết cách đặt và sử dụng keyword chính xác

Nhìn thì nhiều vậy! Nhưng nếu biết cách thì tối ưu trên trang không quá khó đâu. Phần dưới mình sẽ nói chi tiết hầu hết các công đoạn làm onpage mà bạn cần phải thực hiện. Tuy nhiên khi tìm hiểu về SEO thì bạn cần phải hiểu được gốc rễ của vấn đề. Đó mới chính là cách để SEO website bền vững và an toàn.

Vì sao cần onpage?

Trước tiên là Google hay các công cụ tìm kiếm đều mong muốn đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người đọc. Google nghiên cứu về hành vi người dùng, tìm hiểu người dùng muốn gì. Sau đó sử dụng nó để đòi hỏi các webmaster cung cấp điều đó cho người dùng. Vậy là công việc chính của một người quản trị website đó chính là mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Để Google có thể index được hàng tỉ nội dung, google phải xử lý rất rất nhiều thông tin. Vậy nên những thông tin nào mà google dễ đọc nhất, những trang website có tốc độ load trang nhanh, có sitemap rõ ràng, rồi sau đó có gắn schema, rich snippet … là những website mà google có thể đọc nhanh hơn.

Sau đó nội dung, Google muốn nhất đó chính là dữ liệu. Khi bạn tạo ra nội dung độc đáo, khác lạ đó chính là cái mà Google cần, người dùng cũng cần, người dùng cũng cần những quan điểm mới về một vấn đề. Họ không cần 10 kết quả mà có nội dung y chang nhau.

Và cuối cùng là về trải nghiệm. Ai mà cũng muốn giữ chân người dùng của mình lâu nhất cả. Do đó tối ưu trải nghiệm là cần thiết. Google cũng sử dụng các chỉ số trong Google Analytics để đánh giá về trải nghiệm của người dùng trên website của bạn.

Tất cả những điều trên chính là nguồn gốc để sinh ra khái niệm onpage SEO. Hiểu và vận dụng từ gốc sẽ đảm bảo cho website đạt thứ hạng cao và bền vững.

Lợi ích của SEO Onpage?

loi ich cua onpage seo

Đã nói về SEO thì tất nhiên là muốn lên TOP rồi. Nhưng nếu là người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong digital marketing bạn sẽ thấy SEO thay đổi nhiều như thế nào trong những năm qua, đặc biệt là phần Onpage.Những lợi ích dưới đây sẽ giúp bạn yêu thích và chăm chỉ vào tối ưu cho website thay vì tìm hiểu những thủ thuật black hat.

  • Có thứ hạng cao trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP). Khi mà google đã có nhiều thuật toán, khả năng benchmark nội dung tốt. Thì Google đang hiểu hơn về nội dung và hiện nay trọng số cho nội dung tốt rất cao. Website của bạn có thể sẽ TOP ngay dù không cần làm backlink.
  • Tạo trải nghiệm tốt cho người dùng. Google sắp đưa các yếu tố Core Web Vitals để đánh giá tốc độ và trải nghiệm của người dùng trên trang. Người dùng mà trải nghiệm tốt thì các website cũng càng dễ kiếm được tiền. Cũng nhờ Google đưa yếu tố này mà các webmaster đua nhau cải thiện tốc độ của website. Dù ban đầu chỉ đơn giản là muốn có thứ hạng cao thôi. Nhưng thật kết quả cuối cùng đó chính là sự trải nghiệm tốt từ khách hàng.
  • Về nội dung, khi công cụ tìm kiếm Google đã hiểu được ý định của người dùng. Google buộc các websmater phải đưa ra những trả lời cho ý định của người dùng. Vậy nên nội dung của website trở nên mạch lạc hơn, và không còn nói lan man để nhiều chữ như thế giới SEO năm 2016 trở về trước nữa.
    Rồi đến LSI keyword, Sematic content, rồi phải rõ ràng tác giả có uy tín … Tất cả đều giúp cho website phải tập trung giải quyết ý định người dùng và tạo sự tin tưởng từ người dùng. Trong định nghĩa nội dung onpage SEO hay của Epic SEO, chúng tôi còn thấy sự liên quan mật thiết giữa LSI keyword, tính chuyên gia có vai trò quan trọng để tạo thành một bài viết hay.

Bí mật yếu tố xếp hạng với SEO Onpage

Content is king – Bill Gate

 

Hiện nay Google đã hiểu hơn về nội dung của Website rồi. Vì vậy các website lên TOP không cần backlink ngày càng nhiều. Nếu bạn biết cách tối ưu nội dung tốt thì bạn đã có thể có được traffic tự nhiên rất tốt rồi. Sau đây là các công việt mà một SEOer cần biết, cần làm khi thực hiện SEO onpage.

Cung cấp nội dung duy nhất – Unique Content

Nói về “unique content” trong onpage SEO đa số mọi người nghĩ là nội dung không trùng lặp. Tuy nhiên đó chỉ là một phần thôi. Còn nếu bạn tạo ra nội dung đặc biệt, không phải là xào xáo. Không phải là nội dung cóp nhặt thì đó mới chính là nội dung duy nhất. Tức người dùng khi đọc những nội dung này sẽ cảm thấy “à! chỉ có site này mới có những nội dung đặc biệt như thế này”

Mộ số cách đơn giản để có nội dung duy nhất bạn có thể tham khảo như:

  • Tạo ra nội dung có tính xác thực: Thường thì các SEOer rất ít khi dám link tới website khác. SEO 2020 rồi, bạn không cần phải lo chuyện đó. Bạn có thể quote lại những câu nói hay, đưa ra những luận cứ từ những trang web khác. Bạn có thể để link nofollow để giảm thất thoát PR. Nhưng link như vậy, nội dung xác thực như vậy sẽ khiến người đọc thích hơn, tin tưởng hơn.
  • Tạo ra hình ảnh, inforgraphic, video… riêng của bạn. Những thứ này chắc chắn là của riêng bạn rồi, đối thủ không thể coppy (hoặc coppy phải để nguồn). Như vậy nội dung của bạn sẽ độc đáo nhất. Nếu được hãy cho Epic SEO đánh giá về inforgraphic bên trên nhá.
  • Nội dung hay là nội dung giải quyết được vấn đề của người đọc: Ở phần này thì bắt buộc rồi, nội dung của bạn phải đúng trọng tâm, không nói lan man, và giải quyết được ý định tìm kiếm của người dùng.
  • Ngoài ra một bài viết nên có phần trả lời các câu hỏi thường gặp để trả lời các thắc mắc hay gặp nhất của khách hàng

Thiết lập meta data, schema, rich snippet

  1. Meta data  là dạng dữ liệu miêu tả về dữ liệu. Trong SEO thì chắc bạn có thể nghe tới meta title, meta description …đó chính là các thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, ngoài ra còn rất nhiều các thẻ khác mà bạn nên biết như meta viewport, social meta tags, meta robots, meta keywords, meta refresh, site verification… Hiểu và sử dụng đúng các thẻ meta sẽ giúp Google hiểu hơn về website.
  2. Schema hay schema markup là một đoạn code dạng html hoặc Java Script để đánh dấu dữ liệu cấu trúc của. Bạn có thể tìm hiểu về các đoạn code ở schema.org. Schema cũng hợp tác với các công cụ tìm kiếm để giúp Google hiểu hơn về trang được đánh dấu dữ liệu cấu trúc.
    Ví dụ: Bạn có thể sử dụng schema để đánh dấu phần nào là tên công ty của bạn, phần nào là số điện thoại của bạn, phần nào là địa chỉ của bạn.
    Hiện này nhiều bạn nói về Onpage SEO Entity thì schema chính là một trong những phần cần thiết trong Onpage.
  3. Rich Snippet hay còn gọi là đoạn trích nổi bật. Ngay cái tên của nó đã nói lên ý nghĩa của nó rồi. Rich Snippet giúp website của bạn hiển thị nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Những đoạn rich snippet như Breadcrumb, review & rating thì chắc ai cũng biết rồi. Tuy nhiên với một số lĩnh vực như nấu ăn, website nhạc, bán hàng, tổ chức, … thì đều có thể sử dụng các rich snippet để trong đẹp hơn trên kết quả tìm kiếm.

Tối ưu từ khóa

Khi bạn đi học một khoá SEO nào đó! Thường thì sẽ ít được đề cập tới tối ưu từ khóa. Tuy nhiên đây lại là phần rất quan trọng trong khoá học SEO online của Epic SEO. Nói đơn giản là nếu bạn cố tình chèn nhiều từ khóa trong trong website thì sẽ bị gọi là tối ưu quá liều (over optimize), còn nếu bạn chèn ít từ khóa thì Google lại không hiểu, mình gọi là under optimize!

Ví dụ bạn nhắm tới từ khóa Onpage là gì thì Onpage|là|gì|onpage là|là gì|onpage là gì| … nếu bị tối ưu quá liều một trong bất kể các từ khóa này thì đều bị gọi là tối ưu quá liều. Onpage SEO còn không có công thức chính xác, bạn chỉ có thể tìm hiểu bằng cách xem sự tương quan với những kết quả đứng top để tối ưu theo. Một số việc bạn cần phải làm với tối ưu từ khóa như sau:

  • từ khóa nằm trong tiêu đề
  • từ khóa nằm ở URL: Nếu URL càng ngắn sẽ càng tốt, URL chứa mỗi từ khóa sẽ vừa tốt cho SEO lẫn người dùng.
  • từ khóa có trong thẻ mô tả: Mặc dù đôi khi Google không lấy thẻ mô tả của bạn làm, nếu không đặt thẻ mô tả thì Google cũng tự lôi ra được. Tuy nhiên thẻ mô tả vẫn tốt cho SEO và có thể kích thích được người dùng vào website.
  • Hiện nay Google đã biết cách hiểu hơn về nội dung nhờ các LSI trong bài viết. Biết cách tìm LSI và sử dụng LSI sẽ khiến phần onpage SEO đơn giản hơn rất nhiều. Tìm hiểu thêm bài LSI keyword là gì để tìm hiểu về một trong những bí mật trong SEO 2020 nhé.
  • Mật độ từ khóa phù hợp: Cái tỉ lệ này thực sự khó nói tốt nhất là tuỳ theo đối thủ của bạn để tìm ra mật độ riêng cho bạn. Tuy nhiên mật độ từ khóa an toàn là từ  0.5% to 2.5%. Nhớ là để ý cả các biến thể của từ khóa nhé.
  • LSI và từ khóa trong các thẻ từ H2-H6

Thiết lập cho bot/spider có thể đọc được website

Muốn website được lập chỉ mục thì bạn cần phải cho phép bot index. Bạn cần có sitemap và thêm vào Google Search Console để google biết khi nào website có bài mới… Các thiết lập bên dưới tuy không mới nhưng luôn cần thiết cho mọi website. Đặc biệt là những website không sử dụng wordpress (nếu chưa có tính năng, bạn có thể yêu cầu thêm với đơn vị thiết kế website).

  • URL tĩnh: Ví dụ epicseo.vn/onpage-SEO được gọi là URL tĩnh. Còn epicseo.vn/?onpage-SEO tức là URL động. Những website có thiết kế cũ thường sử dụng URL động, điều này hoàn toàn không tốt cho SEO. Khắc phục ngay nếu bạn thấy điều này trên website nhé.
    Một số plugin, hay tracking code có tạo ra các URL động, thường thì nó sẽ không ảnh hưởng. Hãy đảm bảo những URL đó có thẻ canonical về URL gốc.
  • URL trùng, có nội dung tương tự nhau sẽ khiến bot Google bối rối. Đã không còn ngày mỗi từ khóa là 1 bài viết nữa. Nhưng từ khóa nào có chung ý định người dùng thì bạn cần phải gom lại thành 1 bài. Làm điều này sẽ giúp bạn tránh bị ăn thịt từ khóa (keyword cannibalization) và tình trạng lên nhầm URL.
  • Google có thể đọc được HTML nhưng sẽ không đọc những nội dung nằm trong iFrame, load từ JS đâu, vậy nên đừng để nội dung nằm ở trong những phần này
    (Nhiều bạn đi comment facebook dưới website để lấy backlink, không được gì đâu, vì Google không đọc iFrame đâu)
  • Sắp xếp cấu trúc trang để bot/spider dễ dàng quét tới. Nếu bài viết ở quá xa (tính từ trang chủ, bạn click trên 4 lần để tới trang cần tìm) thì khả năng cao là bot sẽ không đọc tới được. Vậy nên xây dựng cấu trúc cho hợp lý, đặc biệt là những nội dung trụ cột (pillar content) cần phải càng nổi bật, càng gần trang chủ càng tốt.
    crawl depth
    Crawl Depth tính độ sâu thu thập thông tin bằng Screaming Fog

     

  • Sitemap.xml: Bản đồ sitemap là cách đơn giản để bot có thể biết được website bạn có cập nhật hay không. Tạo và thêm vào google search console để khi có bài mới thì bọ google sẽ nhanh chóng biết được.
  • Một số website bị báo lỗi không submit được mà không có nguyên nhân. Bạn hãy kiểm tra xem nhà cung cấp hosting có cấm địa chỉ của bot google không. Mình đã gặp 1 vài trường hợp như vậy.

Tối ưu trải nghiệm trên trang

Và cuối cùng! Đó chính là tối ưu các trải nghiệm trên trang. Đây là cách để giúp người dùng thích vào website của bạn hơn. Công đoạn của seo onpage thì cần khá nhiều việc phải làm, tùy mỗi chủ đề, tùy mỗi giao diện, tùy đối tượng người dùng mà có cách tổ chức, sắp xếp, màu sắc khác nhau.

Hãy sử dụng A/B Test để kiểm tra xem người đọc thích cái gì hơn
  • Trang web của bạn để phù hợp với xu hướng mới, thì phải đa dạng trên nhiều thiết bị. Có thuật ngữ tên là Reponsive miêu tả về khả năng co giãn của nội dung trên các thiết bị khác nhau. Hãy tối ưu để trang của bạn có thể nhìn đẹp trên điện thoại, máy tính bảng, màn hình desktop.
  • Trong lúc làm onpage seo rất nhiều bạn thường bỏ qua các nút like và share. Nút like và share khiến người đọc click ngay khi thấy bài viết hay. Dù có khi không được nhiều, nhưng đôi khi 1 lần share thôi là bạn đã kết nối được rất nhiều người khác trên mạng xã hội rồi.
  • Đã có nút share như vậy thì tối ưu các hình ảnh và nội dung khi được share lên mạng xã hội cũng quan trọng không kém. Các plugin tối ưu onpage như Yoast SEO hay Rank Math hiện nay đều có tính năng này.

Tổng Kết

Onpage SEO là một chuỗi các quá trình tối ưu, bạn luôn cần phải kiểm tra, tối ưu, cập nhật để website của bạn luôn phù hợp, mang lại trải nghiệm tốt nhất. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn làm onpage tốt hơn. Cũng như có thể biết được bí mật tối ưu trên trang trong năm 2020. Mọi người có thắc mắc gì, câu hỏi gì hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Epic SEO sẽ có gắng hết sức để giúp bạn.

Tác giả:
Trần Nhật Phương
Trần Nhật Phương
Có đam mê về SEO. Kinh nghiệm làm SEO từ 2012, hiện mình đang là Founder của Epic SEO. Hãy kết nối với Nhật Phương qua Facebook, Twitter hoặc Linkedin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments