GDN là gì? Tips chạy Google Display Network hiệu quả

Google là một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp tiếp cận đến gần hơn với nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài Google Adwords thì Google Display Network đang dần trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Vậy GDN là gì? Làm thế nào để chạy quảng cáo Google Display Network hiệu quả? 

GDN là gì? 

GDN là viết tắt của quảng cáo Google Display Network, đây là một hệ thống quảng cáo hiển thị banner trên các website thuộc chương đối tác của Google Adsense. Cho phép các nhà quảng cáo được đặt nội dung dạng tĩnh hoặc động trên các trang liên kết của Google. Dịch vụ quảng cáo GDN được hiển thị nhiều định dạng khác nhau bao gồm: media, video, hình ảnh, chữ hoặc số liệu,… 

Thông thường khi chung tối cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo GDN thì dạng hình ảnh vẫn được ưu tiên hàng đầu. Người dùng sẽ được tiếp cận với quảng cáo một cách thụ động. Những hình ảnh có sức hút mạnh mẽ hơn những câu từ dài. Người dùng có thể nhanh chóng tìm kiếm thông tin sản phẩm của bạn nếu có hứng thú hoặc dễ dàng bỏ qua quảng cáo. Đây chính là điểm nổi bật của quảng cáo GDN hơn so với Google Search Network. 

GDN
Quảng cáo GDN trên Youtube
quang cao cua google
quảng cáo Google Display Network trên những trang web khác

Ưu và nhược điểm của chạy quảng cáo GDN? 

Chắc hẳn bạn đã hiểu được GDN là gì rồi đúng không, bây giờ chúng tôi sẽ đi sâu hơn để phân tích về ưu và nhược điểm của công cụ GDN: 

Ưu điểm

  • Tiếp cận người dùng bao quát hơn: Với những cách quảng cáo thông thường cần phải truy cập vào google và gõ từ khóa tìm kiếm. Nhưng với quảng cáo GDN thì người dùng sẽ nhìn thấy các tin quảng cáo ngay cả khi không tìm kiếm bằng google. 
  • Giảm bớt chi phí CPC: So với google search thì CPC trên Google Display Network có chi phí ít hơn. Bạn vẫn có thể tiếp cận được với khách hàng tiềm năng nhưng không cần tốn quá nhiều nguồn ngân sách. 
  • Các mức giá đa dạng: Với mỗi lượt click thì các advertiser thường trả phí bằng cách PPC (Pay-per-click). Nhưng với quảng cáo GDN thì bạn sẽ trả phí CPM (cost per mile). Lựa chọn này giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận bằng những quảng cáo hiệu quả. 
  • Nâng cao khả năng chuyển đổi mục tiêu của khách hàng: Chạy GDN sẽ tận dụng được tối đa tính năng chạy bám đuôi remarketing ads. Giúp bạn tạo ra những chiến dịch mới tập trung vào người dùng đã từng truy cập vào website chứa quảng cáo của bạn. Website sẽ thông qua cookies và cân nhắc để hiển thị quảng cáo của mình thêm nhiều lần nữa. Từ đó bạn sẽ có cơ hội thuyết phục và cơ hội chuyển đội mục tiêu mua hàng của người dùng. 

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, trước khi quyết định chạy GDN bạn cần lưu ý những nhược điểm của chiến dịch này gồm: 

  • Không thể kiểm soát được quảng cáo: Google luôn nỗ lực để đặt quảng cáo của bạn ở những website có nội dung liên quan. Tuy nhiên, đôi khi quảng cáo của bạn cũng sẽ bị hiển thị ở những website xấu. Vì vậy bắt buộc cần kiểm tra để tránh việc quảng cáo của bạn xuất hiện ở những web độc hại. Ảnh hưởng đến hình ảnh và mang về nguồn traffic kém chất lượng. 
  • Quảng cáo không liên quan đến website: Google sẽ tiến hành đánh giá nội dung của website để hiển thị quảng cáo cho phù hợp. Tuy nhiên điều này không phải lúc này cũng xảy ra. Để hạn chế tình huống này bạn phải ngồi tự lọc và loại bỏ những trang web không liên quan đến chiến dịch của bạn. 
  • Không thể điều chỉnh hành vi của khách hàng: Một vấn đề mà GDN không thể xử lý được đó là khó nhắm vào lượng khách hàng cụ thể. Bởi GDN sẽ hiển thị quảng cáo với bất kỳ ai và bất kỳ đối tượng nào dù họ có muốn mua sản phẩm hay không. 

Lý do khiến các doanh nghiệp lớn luôn lựa chọn quảng cáo GDN? 

Mục tiêu chính của GDN đó chính là quảng cáo và tăng độ phủ sóng của thương hiệu. Ở Việt nam, các doanh nghiệp lựa chọn loại hình quảng cáo GDN chưa nhiều. Các doanh nghiệp Việt nhìn nhận quảng cáo Google Display Network chưa thực sự hiệu quả bởi nó không có tỉ lệ chuyển đổi tức thì. Thông thường, các doanh nghiệp thường lựa chọn Google Remarketing, còn quảng cáo GDN chỉ được sử dụng bởi một số doanh nghiệp lớn chuyên về kinh doanh bất động sản, xe hơi hoặc nhưng doanh nghiệp ngành FMCG. Bởi những doanh nghiệp lớn biết rằng thực tế cơ chế hiển thị quảng cáo của Google Remarketing và Google Display Network là như nhau, bởi Google Remarketing cũng chính là tập con của Google Display Network.

Các yếu tố ảnh hưởng giúp tối ưu quảng cáo GDN

Trong bất kỳ một chiến dịch quảng cáo nào để đạt được hiệu quả bạn cũng cần xác định được ngân sách chi tiêu, địa điểm quảng cáo, thời gian quảng cáo,… Hiện nay, chiến dịch GDN đang được chia làm 2 loại đó là hiển thị hình ảnh cơ bản và hình ảnh động/video. 

Đối với quảng cáo hình ảnh cơ bản bạn cần chú ý những vấn đề sau trong quá trình chạy quảng cáo GDN: 

  • Cài đặt mục tiêu một cách hoàn hảo và thông minh
  • Tránh gom nhiều hình thức vào một nhóm quảng cáo, nên chia thành từng nhóm quảng cáo tương thích với từng mục tiêu nhất định
  • Thiết kế banner phù hợp với kích thước tối ưu: 728 x 90, 300 x 250, 160 x 600. Những kích thước này có độ bao phủ lên tới 95%. 
  • Chú ý trang đích nên là trang chứa các nội dung cụ thể , tránh đưa về các trang mục hoặc trang chủ sẽ khiến cho người dùng cảm thấy bối rối và từ chối tiếp nhận. 
  • Banner cần gọn gàng, ấn tượng, tránh đưa quá nhiều phần nội dung phần chữ, điều này sẽ làm mất đi tính hấp dẫn của banner 
  • Nút kêu gọi hành động CTA cần được hiển thị rõ nét và nổi bật. 

Với quảng cáo dang video, các marketer chỉ nên sử dụng 1 hình ảnh thumbnail cho video có tỉ lệ 16:9 nhằm đảm bảo quảng cáo sẽ hiển thị tốt nhất trên mọi giao diện. Sử dụng video quảng cáo thường sẽ có kết quả tương tác cao hơn. 

Trong quá trình chạy GDN, bạn cần theo dõi sát sao các nội dung để thay đổi mức giá chi ra với những trang có sự chuyển đổi tốt. Cần test A/B để biết chắc rằng banner nào đang hoạt động tốt hơn, tránh sự nhàm chán cho các đối tượng khách hàng mục tiêu. Với các nhóm quảng cáo không đáp ứng được mục tiêu, bạn cần chỉnh sửa hoặc tối ưu lại trang đích nhằm thu hút người dùng đi đến những bước tiếp theo. 

Kết bài

Quảng cáo GDN ngày càng phổ biến và bắt đầu được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng hiểu GDN là gì thì vẫn chưa đủ, để đạt hiệu quả tối ưu nhất với hình thức quảng cáo này cần có sự am hiểu về kinh doanh Đồng thời, liên tục cập nhật các thay đổi từ google cũng như chính khách hàng của mình. 

Tác giả:
Kim Trang
Kim Trang
Một đời như kẻ tìm đường... Tìm đường học SEO, tìm được học SEM và học digital marketing. Hy vọng được sự đóng góp của mọi người.
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
quy trinh seo theniche

Quy trình SEO TheNiche

Có quy trình SEO đó chính là bước đầu tiên trong quy trình làm SEO cũng đúng nhỉ?. Trước khi bắt đầu một dự án,