PBN là gì? Backlink PBN SEO toàn tập

PBN Backlink có thể giúp đẩy nhanh thứ hạng của Website. Chúng thường là cách làm SEO được sử dụng bởi các agency và những cao thủ trong ngành SEO. Và đây là một trong những kĩ thuật SEO mũ đen (hoặc xám), vì vậy nó sẽ không được phổ biến trong các khóa học hay các chương trình đào tạo chính quy.

PBN là gì?

PBN là viết tắt của Private Blog Network nghĩa là mạng blog cá nhân. PBN là hệ thống website vệ tinh riêng tư và được tạo ra để tạo ra những backlink chất lượng phục vụ mục đích làm SEO.

Thường PBN được chọn là nhưng tên miền có giá trị cao, được đánh giá qua các chỉ số như DA TF CF DR và cũng như các backlink đã được trỏ đến tên miền đó.

pbn banner

Lịch sử của PBN

Để hiểu hơn về PBN, Epic SEO muốn bạn hiểu về bản chất của nó qua lịch sử của PBN.

Vào năm 1999, Có một thuật ngữ gọi là Link Farms được phát triển bởi các SEOs (SEOer). Lúc đó những link farm này dùng để giúp website có thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm Inktomi. Và sau đó là Yahoo (công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thời bấy giờ).

Sau này, khi Google trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới. Google có hẵn một thuật toán để đo sức mạnh của link trỏ đến website gọi là Page Rank. Tóm tắt là thuật toán page rank sẽ tính số lượng backlink trỏ tới website, và sức mạnh của backlink đó. Và các website được xếp hạng PageRank từ 0-10.

Link farms sau này được đổi tên thành blog network tức hệ thống blog vệ tinh. Và từ đây, cuộc chiến giữa các SEOer và thuật toán Google diễn ra. Google ngăn chặn tình trạng thao túng và sử dụng tác vụ thủ công (sử dụng người thật) để ngăn chặn tình trạng này.

Vì những blog được public ra bị tiêu diệt quá nhiều. Nên SEOer đã đổi chiến thuật, không public ra nữa. Dùng mọi cách để giấu footprint, và từ đây đã tạo ra thuật ngữ gọi là PBN(tức một hệ thống vệ tinh nhưng không public).

Cách PBN SEO hoạt động?

Backlink là một yếu tố xếp hạng lớn của Google. Link để tạo ra sự thẩm quyền của website. Vậy nên PBN chính là cách để tạo ra backlink dễ dàng hơn, cũng là một phần quan trọng trong SEO offpage.

Vậy nên PBN chính là những tên miền hết hạn, hoặc đang được đấu giá. Các tên miền này thường là những tên miền có sức mạnh cao. Các SEOs thường tìm những tên miền có chỉ số TF, CF, DR, DA … phù hợp.

Hiểu đơn giản là có rất nhiều các trang web, đã từng hoạt động và có link trỏ về. Nhưng vì một lý do nào đó, có thể là công ty phá sản, có thể là họ quên gia hạn. Và tên miền đó bị hết hạn, hoặc đem đi bán đấu giá. Người làm SEO sẽ mua tên miền đó về, xây dựng lại. Sau đó dùng nó để trỏ link về website chính.,

Đó chính là cách mà PBN hoạt động!

Ưu điểm và nhược điểm của PBN

Để có link thì không hề đơn giản. Những backlink chất lượng có ngữ cảnh, có độ liên quan, có link juice đều khá khó tìm. Vậy nên ưu điểm của PBN chính là

Ưu điểm

  • PBN là cách để tạo link có thẩm quyền trỏ về website
  • PBN có thể tùy chỉnh nội dung, và bạn có thể đặt link ở bất kì nơi nào trên website bạn muốn
  • PBN có nội dung liên quan, thậm chí bài viết có thể lên top các từ khóa dễ đến trung bình.

Nhược điểm

  • Google sẽ phạt bạn nếu bạn bị lộ dấu chân (footprint)
  • Kĩ thuật này tốn tiền, bạn cần phải chuẩn bị tên miền, tiền đấu giá (nếu có), tiền hosting, tiền nội dung … để xây dựng PBN hoàn chỉnh.
  • Sử dụng không biết cách có thể gây tác dụng ngược, làm website bị sandbox.

So sánh link PBN vs Guest Post và link báo

Dưới đây là bảng so sánh 3 loại link mạnh nhất, thường được SEOs sử dụng để thúc đẩy thứ hạng từ khóa. Đó chính là PBN, guest post, link báo.Cùng xem bảng phân tích nhé.

PBN Guest Post Link báo
Là loại link có sức mạnh cao nhất, vì link out ít, có dòng chảy link juice tốt. Sức mạnh tùy thuộc vào link out của trang web. Website mới bán hoặc mới cho phép đặt bài viết sẽ có sức mạnh cao, và sau đó giảm dần theo số lượng bài guest post trên website. Phụ thuộc vào danh mục đăng. Link deep càng sâu thì sức mạnh càng giảm. Vì link juice chảy không tới. Link báo chỉ hưởng được một ít sức mạnh của gốc domain.
Bỏ tiền ra xây dựng lúc đầu, sau đó là bạn có toàn quyền quản lý. Thường thì mua theo từng bài. Bạn không có quyền, đối tác có thể xóa link bất cứ lúc nào. Thường sẽ là link nofollow. Bỏ tiền ra nhiều.
Không an toàn lắm. An toàn Rất an toàn

Dù là loại link nào thì cũng nằm trong dịch vụ backlink của Epic SEO nhé. Tùy thời gian, và chiến thuật, bạn hãy chọn ra cách đi backlink phù hợp với từng website.

Vậy là với những thông tin trên, chắc bạn sẽ biết được PBN có mạnh không?. Và tất nhiên là PBN cần phải tuyển chọn kĩ lưỡng chứ. Phần tiếp theo để hiểu hơn về PBN là gì thì bạn cần phải hiểu cách xây dựng nó như thế nào.

Cách tìm PBN chất lượng?

Về cơ bản thì PBN là những tên miền có lịch sử sử dụng tốt, có link trỏ về tốt. Vì vậy thông thường, chúng ta sử dụng các chỉ số của các bên thứ 3 như ahref, majestic, moz để đánh giá. Đây đều là chỉ số tin cậy để có thể giúp bạn tìm kiếm được PBN chất lượng.

Có 2 cách để chọn cho mình PBN đó chính là dựa theo loại domain. Domain đã hết hạn và domain đấu giá. Cùng xem bảng dưới để phân tích ưu và nhược điểm của 2 loại này nhé.

Expired domain (tên miền đã hết hạn) Auction domain (Tên miền mua thông qua đấu giá)
Rẻ (giá ngang với đăng kí tên miền mới) Giá cao (Bạn phải đấu giá với nhiều người, đặt giá cao nhất mới là người thắng cuộc)
Tên miền bị reset ngày đăng kí (theo lúc bạn mua) Tên miền giữa nguyên ngày đăng kí cũ.
Google coi như đó là một tên miền mới Google vẫn coi như là domain vẫn đang phát triển
Link juice về chậm hơn, tức đợi 1 thời gian để link juice trở về lại. Link juice sẵn có, có thể khai thác sau khi đăng nội dung
Dễ bị footprint vì đăng kí cùng ngày. Chống footprint tốt vì ngày đăng kí khác nhau.

Cách 1: Sử dụng Expired domain (tên miền đã hết hạn) tìm PBN

Ở đây thì mỗi người có mỗi cách, mỗi tiêu chí để chọn cho mình tên miền làm PBN. Vì vậy nên mình sẽ không nói tới cách chọn phù hợp. Mình chỉ hướng dẫn các bước để tìm được tên miền thôi.

  1. Vào www.expireddomains.net để bắt đầu tìm domain hết hạn.
  2. Đăng kí một tài khoản để có nhiều chế độ lọc và các tính năng.
  3. Dự vào các chỉ số của Expired domains để chọn cho mình tên miền phù hợp.
  4. Đăng kí tên miền ở bất kì nhà đăng kí domain nào (nếu đó là tên miền hết hạn).

expired domain

Cách 2: Đấu giá tên miền để mua PBN

Có 2 sàn đấu giá hiện tại được nhiều người xài đó chính là GodaddyInet backorder. Đây là 2 sàn đấu giá lớn tại global và tại Việt Nam. Tuy nhiên mình thường chọn domain ở nước ngoài để làm PBN hơn.

Công cụ hỗ trợ đấu giá Godaddy

Hiện có 3 công cụ để hỗ trợ xem các chỉ số, giúp bạn chọn ra những tên miền có chất lượng, lọc loại bỏ những tên miền kém chất lượng.

Chọn 1 trong 3 công cụ này để bạn có thể bắt đầu đấu giá, và chọn cho mình được tên miền phù hợp nhé.

register compass

Ngoài ra còn rất nhiều cách khác. Mình chỉ có thể chia sẻ những cái mình biết. Bạn có thể theo dõi blog của Epic SEO để cập nhật bài viết hướng dẫn nhá.

Các bước để xây dựng PBN [step by step]

Giờ thì hãy cùng nhìn lại tổng quan từng bước để tìm kiếm tên miền cho đến lúc sử dụng để khai thác link. Để có được một website được gọi là PBN thì bạn sẽ phải trải qua các bước sau:

  1. Xác định là chọn tên miền hết hạn hay tên miền đấu giá: Bước này là tùy ngân sách của bạn, bạn hãy đọc lại so sánh giữa 2 loại tên miền này để chọn cho mình hướng đi thích hợp.
  2. Vào website mình giới thiệu để hiển thị các list tên miền thích hợp
  3. Lọc ra các tên miền có chỉ số mong muốn bằng công cụ trên các website site tìm kiếm.
  4. Kiểm tra lại: Sử dụng Ahref, Majestic, và wayback machine để kiểm tra lại lịch sử, link và các yếu tố xem thử đúng với mong muốn của bạn không. Mỗi người, mỗi đơn vị sẽ có một tiêu chí khác nhau.
  5. Tiến hành mua PBN đó. Đối với tên miền đấu giá, thì bạn cần phải thắng đấu giá để có được tên miền đó. Ngoài ra thì vẫn phải chờ từ 7-10 ngày để tên miền chuyển giao vào tài khoản.
  6. Cài đặt cho website: Ở bước này bạn tiến hành cài đặt wordpress hoặc các mã nguồn khác cho website. Lưu ý là cần phải tách biệt với các PBN khác để tránh footprint.
  7. Đăng nội dung: Ở bước này thì tìm các nội dung phù hợp, giúp website có traffic thì sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả cho SEO hơn.
  8. Khai thác link: Sau khi xây dựng xong, có traffic, có đầy đủ thì bắt đầu khai thác link.

PBN Footprint là gì?

PBN Footprint là tập hợp các phương pháp để giúp PBN và các website chính của bạn không bị phạt. Không bị phát hiện là bạn đang có gắng thao túng vị trị tìm kiếm trên SERP.

Checklist PBN Footprint

1. Hosting

1 hosting thường có 1 địa chỉ IP. Đặt nhiều PBN trên 1 hosting chính là cách đơn giản để Google phát hiện “nguyên ổ” PBN của bạn một cách đơn giản.

2. Thông tin đăng kí

Tên, ngày đăng kí, số điện thoại, email… và các thông tin của whois của domain giống nhau thì cũng là cách Google biết rõ bạn đang cố ý thao túng công cụ tìm kiếm.

3. Không sử dụng cùng theme và plugin

Hãy đa dạng giao diện, đa dạng mã nguồn, đa dạng plugin để tránh bị footprint.

4. Thin content

Hãy để Google hiểu rằng PBN của bạn chính là money site, không phải website spam, không phải website tạo ra chỉ để lấy link. Vì vậy nội dung của PBN cũng cần chất lượng. Bạn cũng nên nghiên cứu từ khóa cho PBN.

5. Không spam, spin nội dung

Những nội dung spin, spam ban đầu có thể không ảnh hưởng tới website. Nhưng về sau rất dễ bị phạt. Vậy nên để tránh hãy xây dựng tốt ngay từ đầu.

6. Không liên kết tất cả vào 1 money site

Sẽ thật bất thường nếu có các chục trang web, không liên kết website nào, nhưng lại chỉ tập trung liên kết cho 1 website moneysite của bạn. Vì vậy bạn có thể random liên kết một số site khác để tránh bị lộ footprint.

7. Không liên kết qua lại giữa các PBN

Liên kết qua lại cũng là cách để đội ngũ tác vụ thủ công của Google biết được website nào là PBN của bạn. Vậy nên hãy tránh liên kết qua lại như vậy.

8. Tránh sử dụng chung script

Nhiều người thường hay sử dụng chung các script như Google console, Google analytics, Google adsense. Đây cũng là cách “lạy ông tôi ở bụi này”.

Trên là 8 điều cơ bản để PBN có thể tránh footprint. Bạn cũng có thể tham khảo thêm ở inforgraphic sau:

pbn footprint checklist infographics

Những câu hỏi thường gặp

Thay đoạn kết của bài viết PBN là gì, mình sẽ tổng hợp các câu hỏi thường gặp ở phần dưới đây. Hy vọng sẽ cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi bạn đọc thắc mắc.

Tôi có nên xây dựng PBN không?

– Nếu bạn không phải SEO nhiều website, không cần nhất thiết phải quản lý website. Thì bạn có thể nhiều dạng backlink khác để tiết kiệm chi phí. Đây là tùy tình hình tài chính và chiến thuật của mỗi người.

PBN có dễ bị google phạt không?

– Nếu bạn có kinh nghiệm, biết cách tránh footprint thì sẽ không dễ gì mà Google biết để phạt bạn đâu. Hệ thống PBN lớn rất nhiều, họ quản lý hàng ngàn site nhưng không sợ. Vậy nên bạn đừng lo lắng.

Tôi có thể mua PBN không?

– PBN mà bán thì nó không còn là Private nữa. Vậy nhưng nếu bạn có hứng thú thì cũng liên hệ qua dịch vụ backlink của Epic SEO.

Tôi có thể tìm toàn bộ kiến thức về PBN ở đâu?

– Hiện trên mạng có rất nhiều thông tin tổng hợp về PBN. Tuy nhiên bạn cần phải sắp xếp lại cho hoàn thiện. Hoặc bạn có thể đăng kí các khóa học SEO như khóa học học SEO Realitty của Epic SEO chẳng hạn.

Tác giả:
Trần Nhật Phương
Trần Nhật Phương
Có đam mê về SEO. Kinh nghiệm làm SEO từ 2012, hiện mình đang là Founder của Epic SEO. Hãy kết nối với Nhật Phương qua Facebook, Twitter hoặc Linkedin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments