Hướng dẫn kiểm tra SEO với checklist SEO 2020

Kiểm tra SEO website chính là một bước quan trọng trong quy trình SEO. Website càng chuẩn thì sẽ càng dễ lên TOP. Thậm chí ngày nay chỉ cần bạn tối ưu và kiểm tra SEO website chuẩn có thể bạn sẽ lên TOP ngay khi đăng bài. Đây cũng như là bước thống kê lại những gì website bạn đang có. Xem xét đã đầy đủ chưa, hay còn thiếu để khắc phục.

Vậy hãy hành động theo các checklist SEO dưới đây của Epic SEO sẽ giúp bạn lên top trong ngày.

Kiểm tra SEO Website với Checklist  SEO 2020

SEO là một quá trình tối ưu nhiều yếu tố của Website. Nếu bạn có các checklist rõ ràng từng mục sẽ giúp bạn định hình rõ ràng hơn trong quá trình làm SEO. Nếu bạn làm theo team thì cũng có quy chuẩn rõ ràng để kiểm tra website đã tối ưu SEO đúng chưa. Để tìm hiểu rõ hơn về SEO thì bạn nên hiểu thêm về SEO là gì để có cái nhìn tổng quát nhất về các công đoạn trong SEO.

nhung viec can lam de kiem tra website
Bản báo cáo tình trạng cần làm để cái thiện website EpicSEO.vn

Thật ra nếu bạn là người mới tự học SEO thì checklist này sẽ giúp bạn rất nhiều để biết các bước làm SEO là cần làm những công việc gì!

1. Kiểm tra cấu trúc Website

Đây là phần kiểm tra cơ bản nhất về website mà website bạn cần có. Để kiểm tra tốt các phần này bạn nên sử dụng các công cụ SEO để kiểm tra. Tuy nhiên cách tốt nhất là sử dụng một đơn vị thiết kế website tốt ngay từ ban đầu. Một website chuẩn SEO sẽ có đầy đủ các yếu tố này, bạn sẽ không cần phải sửa nhiều nữa.

Một số công cụ kiểm tra SEO website tổng thể:

  • WebSite Auditor
  • Screaming Frog

Kiểm tra khả năng quét và lập chỉ mục

  1. Số trang trong website bị lỗi 4xx 5xx
  2. Những trang bị chặn index ( <meta name=”robots” content=”noindex” />)
  3. Trang 404 đã thiết lập đúng chưa
  4. Có file robots.txt
  5. Có XML sitemap

Chuyển hướng

  1. Sửa lỗi phiên bản có www và non-www
  2. Sự cố trong phiên bản http/https
  3. Những trang có redirect 302
  4. Những trang redirect 301
  5. Trang bị chuyển hướng quá nhiều lần
  6. Trang có meta refresh
  7. Trang có rel=”canonical”

Yếu tố kĩ thuật và mã hóa

  1. Thân thiện với điện thoại và máy tính bảng.
  2. Website có https, có chứng chỉ SSL
  3. HTTPS pages with mixed content issues
  4. Trang có nhiều thẻ canonical
  5. Trang có Frames
  6. Trang bị lỗi W3 Validation
  7. Trang có tốc độ load nhanh: Tốc độ website càng nhanh sẽ càng tốt.

Kiểm tra SEO HTML

  1. Language Versions
  2. Có thẻ hreflang
  3. mã ngôn ngữ không chính xác
  4. thiết lập giá trị x-default
  5. Xung đột thẻ hreflang
  6. URL không hợp lệ
  7. Có Favicon

Yếu tố uy tín (Trust)

  1. Có dự liệu cấu trúc (schema) ở trang chủ, đánh dấu thể loại website
  2. Có các trang giới thiệu trang liên hệ và trang chính sách
  3. Có liên kết tới các social của công ty
  4. Có thông tin NAP trong website: Các thông tin như số điện thoại, địa chỉ, email, sẽ giúp người dùng tin tưởng hơn vào trang của bạn.

2. Checklist Onpage SEO

Onpage tức là bạn phải kiểm tra từng trang SEO trên website của bạn. Nếu đã làm quen thì thường sẽ làm tốt lúc ban đầu rồi. Nhưng chưa quen thì bạn phải tối ưu chuẩn hơn. Đối thủ thì luôn cập nhật, bạn cũng phải thường xuyên cập nhật để nội dung phải luôn tốt nhất.

kiem tra onpage website
Sử dụng công cụ SEO Cora để kiểm tra Onpage website

Công cụ check onpage

  • Cora SEO Software
  • SEO_Analyzer
  • Surfer
  • WebSite Auditor

Checklist từ khóa

  1. Có từ khóa tìm kiếm trên tiêu đề
  2. Có tên thương hiệu trên tiêu đề
  3. Có số và từ khóa tạo cảm xúc trên tiêu đề
  4. Từ khóa có gần phần đầu của tiêu đề
  5. Có từ khóa trong thẻ mô tả
  6. Có từ khóa trong URL
  7. Có từ khóa trong thẻ <p> đầu tiên của bài viết
  8. Có từ khóa trong thẻ H2 và các thẻ H3 H4 H5 H6 (nếu cần)
  9. Số lần từ khóa được xuất hiện trong nội dung
  10. Từ khóa ở thẻ <p> cuối bài viết
  11. Từ khóa nằm trong thẻ alt của hình ảnh
  12. Có in đậm, in nghiêng làm nổi bật từ khóa

Phần tối ưu trên trang

  1. Tiêu đề có quá dài hoặc quá ngắn
  2. Mô tả có quá dài hoặc quá ngắn
  3. Tiêu đề và mô tả có bị trùng
  4. Có hình ảnh hoặc video
  5. Có link bị gãy
  6. Có internal link không?
  7. Có outbound link không?
  8. Outbound link có ref=”nofollow” không?
  9. Có phải là URL tĩnh?
  10. Bài viết có schema chưa?
  11. Số lượng chữ đã đạt chưa
  12. Các từ khóa biến thể có xuất hiện trong bài
  13. Các từ khóa LSI là gì? Đã thêm chưa
  14. Hình ảnh được nén: Tốt nhất hình ảnh nên nhẹ hơn 100kb
  15. Hình ảnh có thẻ alt
  16. Kiểm tra trung lặp nội dung
  17. Tiêu đề và mô tả đã đủ thu hút
  18. Có table of Content
  19. Kiểm tra lỗi chính tả

Kiểm tra các yếu tố người dùng

  1. Có tối ưu để chia sẽ lên các mạng xã hội (tối ưu ảnh đại diện và mô tả, tiêu đề)
  2. Có các nút để người dùng bấm vào chia sẻ
  3. Số lượng chữ trong một heading
  4. Website có được bình luận nhiều
  5. Web có các nút CTA

3. Checklist Offpage

Offpage là bước rất quan trọng để tạo ra thế mạnh riêng trong làm SEO. Công việc làm offpage rất nhiều, tuy nhiên yếu tố để đánh giá lại không có nhiều. Và bạn nên cùng xem các checklist dưới đây để xác định cách làm offpage của mình.

kiem tra SEO offpage
SEO Offpage cũng có checklist riêng

Vì không để đánh giá kiểm tra SEO bằng cách nhìn như phần onpage. Ở phần offpage chúng ta cần phải sử dụng phần mềm, ứng dụng bên thứ 3 để đánh giá. Tuy không chính xác nhưng đây là tiêu chuẩn mà chúng ta có thể làm được.

Ứng dụng sử dụng

  • Ahrefs
  • MOZ Link Explorer
  • Majestic

Checklist SEO Onpage

  1. Majestic CF
  2. Majestic TF
  3. MOZ DA MOZ PA
  4. Ahrefs Rank
  5. Ahrefs backlink
  6. Ahrefs dofollow backlink
  7. Edu backlink
  8. GOV backlink
  9. Backlink hình ảnh
  10. Nofollow backlink
  11. Text backlink
  12. Link từ root domain
  13. Số lượng link khác IP Class C
  14. Số lượng domain trỏ về (Ahrefs)
  15. Ahrefs – Số lượng link out của backlink
  16. Ahrefs Redirect

Công dụng của checklist SEO

Nhìn các checklist trên thì chắc ai cũng hiểu. Nhưng khi bạn sử dụng các yếu tố trên để kiểm tra website có chuẩn SEO hay chưa thì bạn không biết thế nào là đúng, thế nào là đủ. Bạn cần phải có một website để so sánh

Để kiểm tra SEO thì bạn phải dựa vào sự tương quan các yếu tố với website đối thủ. Bạn xem đối thủ viết bao nhiêu chữ thì bạn cũng phải có chừng đó. Bạn xem đối thủ nói về chủ đề nào thì bạn cũng phải có các chủ đề đó. Ngoài ra khi bạn triển khai được nhiều các yếu tố hơn. Thì bạn sẽ càng lời thế hơn đối thủ.

Khi nào cần kiểm tra SEO?

Với từng giai đoạn SEO đều cần kiểm tra lại những gì mình đã làm đã đúng chưa. Xây dựng checklist SEO riêng cho mình bạn sẽ thực hiện vào những lúc dưới đây:

  • Sau khi thiết kế website bạn cần kiểm tra lại checklist cấu trúc
  • Sau khi viết xong bài viết cần kiểm tra lại checklist onpage
  • Sau khi xây dựng website bạn cần dùng checklist offpage để kiểm tra theo từng giai đoạn SEO.
  • Sau khi nhận một dự án mới, bạn cần phải kiểm tra lại tất các các yếu tố.

Tự xây dựng quy trình kiểm tra riêng

Các checklist trên thật ra là chưa đầy đủ đâu. Google có hàng ngàn yếu tố để kiểm tra SEO đúng chưa lận. Vậy nên hãy sử dụng các kiến thức trên, phát triển thêm nữa để có thể có một checklist riêng của mình, phù hợp với ngành nghề của mình.

Dựa vào checklist để xây dựng kế hoạch SEO. Như vậy bạn mới có thể dễ dàng kiểm soát được công việc làm SEO. Và SEO dễ lên top hơn, dễ biết được mình thiếu cái gì, hay làm sai chỗ nào.

Tải về Checklist SEO Demo

Dịch vụ kiểm tra SEO cho Website

Sau khi xây dựng website, mình nhận thấy rất nhiều bạn vẫn không xác định được hiện page mình là đã đúng chưa, vì không có checklist riêng của mình. Đặc biệt là phần Onpage của Website. Vậy vậy Team mình có dịch vụ giúp bạn làm việc này với phần mềm kiểm tra SEO Cora. Phần mềm này được đánh giá rất cao bởi các SEO Experts tại Việt Nam và trên thế giới. Nó cũng sử dụng tốt ở ngôn ngữ Tiếng Việt.

Dịch vụ xuất Report SEO cho 1 URL- 1 Từ khóa

  • File Report: Excel
  • 1 Từ khóa bất kỳ cho 1 URL bất kỳ
  • Giá: 100.000 vnd/trang

Dịch vụ tối ưu theo Report Cora

  • EpicSEO sẽ tối ưu cho bạn theo hướng dẫn đề xuất của Cora
  • Giá: 400.000 vnd/trang

Kết

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các tiêu chí kiểm tra SEO mình đã liệt kê bên trên để xây dựng một website hoàn chỉnh, chuẩn SEO. Phần mềm chỉ hỗ trợ bạn tốt hơn 1 xíu thôi, vì vậy với những người mới cũng không cần phải quá quan tâm. Hy vọng bạn thấy bài viết này giúp ích được nhiều cho bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn có thắc mắc nhé.

Tác giả:
Trần Nhật Phương
Trần Nhật Phương
Có đam mê về SEO. Kinh nghiệm làm SEO từ 2012, hiện mình đang là Founder của Epic SEO. Hãy kết nối với Nhật Phương qua Facebook, Twitter hoặc Linkedin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
quy trinh seo theniche

Quy trình SEO TheNiche

Có quy trình SEO đó chính là bước đầu tiên trong quy trình làm SEO cũng đúng nhỉ?. Trước khi bắt đầu một dự án,